Sự vượt trội của SV181...

Trên cánh đồng HTX Vạn Phúc, xã Vạn Ninh (Quảng Ninh), ông Nguyễn Văn Thế, Chủ tịch UBND xã khẳng định: Giống lúa mới ký hiệu SV 181 mà Tổng công ty Nông nghiệp Quảng Bình chọn tạo vượt trội về nhiều tiêu chí so với các loại giống mà địa phương đã sử dụng lâu nay. Trong vụ hè - thu tới, xã sẽ chỉ đạo đưa vào gieo trồng loại giống này trên diện tích 250 ha...

images580569 anh3

Giống lúa SV181 trên đồng đất Vạn Phúc, Vạn Ninh, Quảng Ninh.


Vào thời điểm cuối tháng tư, 30 ha lúa giống SV 181 mà 143 hộ gia đình ở HTX Vạn Phúc gieo trồng vụ đông-xuân này đã chín tới. Ông Thế cho biết, để có được “cánh đồng mẫu lớn” này, tháng 9 năm ngoái địa phương đã cử đoàn cán bộ chủ chốt của xã, các HTX, một số hộ sản xuất tiêu biểu của địa phương đi tham quan mô hình sản xuất lúa giống SV 181 tại HTX Vinh An, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

 

Nhận thấy đồng đất của địa phương này không khác đồng đất của Vạn Ninh là bao, nhưng giống lúa mà họ sản xuất thu được kết quả rất cao, năng suất lên đến 70-80 tạ/ha... mọi người ai cũng trầm trồ và cho rằng đây là giống lúa chúng ta cần tìm. Và rồi vụ đông-xuân 2014-2015, HTX Vạn Phúc đã mạnh dạn triển khai gieo trồng trên diện tích 30 ha giống SV 181 dưới sự hướng dẫn và cung ứng phân bón Sao Việt của Tổng công ty Nông nghiệp Quảng Bình mà trực tiếp là Công ty TNHH MTV Giống cây trồng.

 

Chúng tôi tìm gặp một người mà cả trăm ngày qua đã lăn lộn trên đồng đất Vạn Phúc, đó là ông Nguyễn Văn Kính, Chủ nhiệm HTX Vạn Phúc. Ông cho biết: Lâu nay chúng tôi luôn trăn trở với giống, chọn giống nào để bảo đảm né tránh được thiên tai, có năng suất cao và thêm yếu tố chất lượng gạo tốt nữa để hạt gạo thực sự có giá trên thị trường.

 

Qua sản xuất, chúng tôi cho rằng SV 181 đã có đủ những điều đó. Trước nay chúng tôi sản xuất giống X21, X23 năng suất chỉ 50-55 tạ/ ha (vụ đông- xuân), tiếp đó là lúa lai Nhị ưu 838 cũng chừng 55-60 tạ/ ha, còn với SV 181 đã đạt 70 tạ/ha. Về thời gian sinh trưởng, giống lúa SV 181 là 100-103 ngày trong khi các giống khác dài hơn 5-7 ngày. Ngoài ra, SV 181 cứng cây chống chịu tốt với gió, trong mấy ngày qua mưa lớn những thửa ruộng giống lúa khác ngả đổ khá nhiều còn giống SV 181 thì vẫn đứng vững. Trên lúa giống SV 181 cũng chưa xuất hiện những loại sâu bệnh phổ biến...

 

Có làm nông trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt, nắng hạn, mưa lũ triền miên như vùng đất miền Trung mới thấm thía cái “giá” về thời gian sinh trưởng cây lúa. Một ngày đã là dài, bởi có khi đó là ranh giới giữa được mùa và mất mùa do lũ lụt. Trong khi giống SV 181 lại rút ngắn đến những gần nửa tháng trong cả hai vụ. Còn với năng suất của SV 181, trên một ha ruộng người nông dân đã có thêm một tấn lúa từ giống đưa lại thì quả là không gì bằng...

 

Với SV 181, đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện trên đồng đất Quảng Bình và không phải chỉ 30 ha ở Vạn Phúc. Ông Nguyễn Văn Bình, Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Quảng Bình cho biết: Doanh nghiệp đang thực hiện chiến lược chọn tạo bộ giống đáp ứng ở cả 3 tiêu chí: ngắn ngày, năng suất cao, chống chịu dịch bệnh tốt thay thế bộ giống lâu nay trên địa bàn tỉnh. SV 181 là một bộ giống chủ lực của chúng tôi trong tiến trình đó.

 

Thời gian vừa rồi bộ giống này đã trải qua 3 vụ khảo nghiệp trên diện rộng ở Quảng Bình và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Qua khảo nghiệm đã khẳng định rằng SV 181 là giống lúa thơm chất lượng cao, ngắn ngày, siêu năng suất. Nói siêu năng suất bởi một số tỉnh phía nam đã đạt năng suất kỷ lục 95-100 tạ/ha. Điều đáng quan tâm nữa, đây là giống lúa thuần, không ai độc quyền về giống, như thế sẽ làm cho giá giống không cao, có lợi cho nông dân...

images580570 anh4

Cán bộ các phòng nông nghiệp, các HTX sản xuất nông nghiệp trong tỉnh tham quan đồng lúa giống SV 181 tại Vạn Phúc.


Lần này, công ty chọn xã Vạn Ninh làm điểm nhấn “sau rốt” trên địa bàn tỉnh trước khi “tung” giống ra cho nông dân toàn tỉnh. Tại Vạn Ninh, cách làm của công ty vẫn như lâu nay: cụ thể, trực tiếp và cho nông dân thấy hiệu quả cuối cùng. Và khi 30 ha lúa SV181 vừa chín tới, Công ty đã tổ chức một buổi hội thảo mà khách mời bao gồm cán bộ chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, các HTX toàn tỉnh để “mục sở thị” giống lúa siêu năng suất trên đồng đất Vạn Phúc.

 

Nói về giống SV 181, ông Phan Văn Khoa, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho rằng đây là giống chất lượng cao, ưu thế về năng suất, thời gian sinh trưởng ngắn... cần sớm đưa vào cơ cấu cho sản xuất đại trà cả hai vụ đông- xuân và hè- thu trên địa bàn toàn tỉnh.

 

Tuy nhiên, có hai điều mà ông Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh lưu ý trước vụ hè-thu: Đây là giống chất lượng cao đã được nhà sản xuất giống dày công chọn tạo, trong sản xuất cần thực hiện đúng quy trình từ gieo, cấy, chăm sóc, chế độ phân bón, thuốc trừ sâu... để đạt hiệu quả cao đem lại lợi ích cho chính người nông dân... Còn với nhà sản xuất giống, cần tiếp tục chọn tạo để tăng độ thuần của giống và thực hiện tốt công tác cung ứng đáp ứng kịp thời cho nông dân trên địa bàn tỉnh.

 

Chúng tôi cũng đã kịp ghi lại nhận xét của những người có trách nhiệm về sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương đang “mục sở thị” trên đồng lúa Vạn Phúc. Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ nhiệm HTX Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn cho biết: Giống này tốt, phù hợp với địa phương tôi, đặc biệt là ở ưu thế ngắn ngày của nó, vụ hè thu sẽ triển khai thay thế một số giống hiện đang sử dụng trên diện tích 65 ha. Còn ông Nguyễn Xuân Lâm, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bố Trạch: Địa phương sẽ triển khai giống mới SV 181 trên diện tích 500 ha trong vụ hè thu này. Còn tại Vạn Phúc, theo ông Kính vụ hè-thu sẽ phủ kín giống SV 181 và trên địa bàn xã Vạn Ninh sẽ triển khai hơn 250 ha...

 

Trước khí thế “đại trà” của SV 181 trong vụ hè-thu tới, chúng tôi hỏi ông Nguyễn Xuân Kỳ, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Quảng Bình kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình: Liệu đơn vị có cung ứng đủ giống? Ông Kỳ cho biết, theo lộ trình, đến năm 2016 công ty mới đáp ứng đầy đủ giống SV 181 ở địa bàn tỉnh ta cũng như trên phạm vi toàn quốc. Nhưng trước mắt đối với vụ hè- thu trên địa bàn tỉnh, chúng tôi sẽ điều giống từ phía nam ra để phục vụ bà con nông dân....

27/10/2018 - 10:10 Xem thêm...

SV 181 Chất lượng cao, siêu năng suất khỏe bông, sạch bệnh

Tiềm năng trên mọi vùng đất

 

Đó cũng là lý do mà giống lúa thơm SV 181 được trồng trên cánh đồng ruộng cát pha của xã Kỳ Giang.

Ông Phan Công Trịnh, nguyên Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Kỳ Anh đã từng đưa SV 181 về trồng thử nghiệm trên vùng đất bạc màu SX hai vụ lúa bấp bênh. Mấy năm gần đây vào vụ HT gần như bà con bỏ ruộng. Ông Trịnh thuê lại để làm mô hình.

“Tôi nghỉ hưu nhưng tấm lòng còn nặng với nghề nông và luôn suy nghĩ tìm tòi giống lúa có triển vọng tốt đưa về cho bà con mình. Nghe tin có giống lúa thơm SV 181 là tôi hồ hởi tìm kiếm đưa về để làm”, ông Trịnh nói.

 

Theo đó, lúa SV 181 được thâm canh với chế độ phân bón, thuốc BVTV ở vào dạng trung bình như các loại giống khác mà bà con đang gieo cấy. Khi cây lúa đang thì con gái, đi trên bờ ruộng đã thấy phảng phất mùi thơm. Vào thời lúa trổ, mùi thơm càng nhiều hơn. Bây giờ đi trên cánh đồng Kỳ Giang nhìn vạt ruộng của ông Trịnh với các vạt ruộng khác đã thấy sự khác biệt rất rõ. Trong khi các giống lúa khác đang kỳ cúi bông thì SV 181 đã chín vàng, bông ken dày, chắc hạt.

Nhiều nông dân trong và ngoài huyện đến xem mô hình lúa thơm SV 181 của ông Trịnh rất hài lòng khi thấy bông dài trĩu nặng. Ông Võ Ngọc Bích (xã Yên Lộc, huyện Can Lộc) ngồi bên bờ ruộng xem chất đất, quan sát bông lúa rồi bộc bạch: “Đất ở đây thuộc loại xấu, không chủ động được nước mà cây lúa phát triển tốt và khoe bông là có thể sánh với vụ ĐX rồi. Lúa ở đây chắc chắn cho năng suất khoảng 60 tạ/ha, là quá ổn”.

 

Ông Bích cũng cho biết đã làm vụ thứ hai với giống lúa này. Nơi ông làm cho năng suất cao hơn vì chất ruộng tốt hơn. “Giống lúa thơm SV 181 cho năng suất cao và hạt gạo thơm, đậm cơm và mềm nên bà con ai cũng thích”, ông Bích chia sẽ.

Cũng trong vụ HT, Cty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình phối hợp với Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Thạch Hà làm mô hình thử nghiệm trên diện tích 1 ha tại thôn Quyết Tiến (xã Thạch Xuân).

 

Mặc dù vụ HT gặp nhiều khó khăn do thời tiết khô hạn, nắng nóng kéo dài, nhưng SV 181 vẫn phát triển khá tốt. Năng suất được đánh giá đạt trên 62 tạ/ha.

Ông Bùi Quốc Sơn, GĐ Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Thạch Hà cho hay: “SV 181 có khả năng thích ứng tốt và cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện SX trên địa bàn huyện. Đây thuộc nhóm giống ngắn ngày SX được cả hai vụ trong năm; năng suất, chất lượng cao và chống chịu sâu bệnh khá.

Mô hình trình diễn giống lúa mới SV 181 đã mang lại thành công về mặt khoa học, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, từng bước hình thành vùng SX lúa hàng hóa tập trung quy mô lớn”.

 

“Chắc chắn trong thời gian tới, lúa thơm SV 181 sẽ được nông dân Nghệ An đón nhận để thay thế các giống khác. Lúc đó, thu nhập của bà con cũng sẽ tăng lên hơn rất nhiều”, ông Lê Văn Ba, một nông dân xã Nghi Diên nói.

Thời gian qua, trên cánh đồng xóm 11 (xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An), nhiều bà con đến xem cũng đang bàn tán sôi nổi về ruộng lúa của gia đình ông Nguyễn Văn Nguyên. Vạt ruộng nổi bật lên bởi cây lúa cứng cáp, bông dài cúi vòng rập rờn trước gió, nhìn cây và bông cứ như giống lúa lai.

Ông Nguyên cho hay: "Vào vụ HT, tôi được Cty cung cấp giống lúa thơm SV 181 về gieo trên diện tích gần 4 sào. Vì làm vụ đầu tiên nên cũng e dè không dám đưa vào ruộng tốt và không đầu tư, chỉ gieo vào chân đất ruộng trung bình và thiếu nước. Vậy mà cây lúa phát triển rất tốt. Khi vào vụ, tôi chỉ phun thuốc diệt cỏ chứ không hề phun bất cứ loại thuốc nào, rứa mà chưa phát hiện lúa nhiễm sâu bệnh”.

 

Ông Nguyên cũng cho hay, vụ ĐX trước, ông bón hết 4 bao phân NPK và 1 bao đạm urê (loại 50 kg). Vụ HT này với giống SV 181, ông chỉ sử dụng 2 bao phân NPK và 25 kg đạm urê. Phân bón ít hơn nhiều, nhưng cây lúa vẫn tốt bời bời. Trước lúc gặt, Phòng NN-PTNT huyện Nghi Lộc tổ chức hội thảo đầu bờ cho nông dân trong vùng đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Nhìn thấy cây lúa trên đồng, ai cũng hồ hởi và hy vọng giống lúa này có triển vọng tốt.

Ngồi bên bờ ruộng, ông Nguyên đưa tay quơ một bó lúa xem kỹ rồi phấn chấn: “Làm nông đã lâu, nhưng tôi chưa thấy giống lúa nào tốt như SV 181. Năng suất chắc chắn đạt trên 70 tạ/ha. Vụ ĐX tới, tôi vận động bà con trong xóm mở rộng diện tích giống lúa này. Nhiều bà con cũng đã hỏi cách canh tác và nơi cung cấp giống để mua về trồng”.

 

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Cty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình cũng đã phối hợp với các địa phương như xã Hưng Tây (huyện Hưng Nguyên), xã Diễn Mỹ (huyện Diễn Châu), xã Xuân Hòa (huyện Nam Đàn), xã Thịnh Thành (huyện Yên Thành)… triển khai mô hình trình diễn giống lúa thơm SV 181 và được bà con đã ghi nhận những tính năng vượt trội về TGST, năng suất và chất lượng gạo.

27/10/2018 - 10:10 Xem thêm...

Lúa chất lượng SV181

Vụ HT 2015, Cty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình tiếp tục trình diễn, khảo nghiệm giống lúa SV181 tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.


Mặc dù gặp nhiều bất lợi về thời tiết nhưng SV 181 vẫn đạt năng suất cao. Trên cánh đồng Ruộng Thùng, thôn Thạch An, xã Bình Mỹ (Bình Sơn, Quảng Ngãi), ruộng lúa SV181 của ông Trần Văn Hòa đã chín vàng. Theo ông Hòa, khoảng 7 ngày nữa thu hoạch, dự tính năng suất đạt trên 3,5 tạ/sào (trên 7 tấn/ha) trong khi ruộng xung quanh SX giống khác chỉ đạt khoảng 2,5 - 3 tạ/sào. Vụ này, ông Hòa mở đại lý buôn bán giống và thuốc BVTV. Khi Cty giống Quảng Bình giới thiệu giống lúa mới SV181 nên ông còn phân vân. Để chắc ăn, ông gieo sạ 2 sào “thăm dò” trước. Đầu vụ thời tiết khô hạn, đặc biệt cánh đồng Ruộng Thùng thường xuyên thiếu nước, song cây lúa đẻ nhánh khỏe, ít nhiễm sâu bệnh. Theo ông Hòa, từ đầu vụ đến nay, sâu bệnh ít nên ông không phun thuốc BVTV. Vậy mà lúa cho năng suất cao. Thấy ruộng của ông đạt hiệu quả, hiện có nhiều người trong thôn đến đặt hàng. Họ dặn ông sang năm mua SV181 về bán, vì đây là giống lúa có năng suất cao, gạo ngon; đứng từ xa đã thấy mùi thơm của lúa.


Ông Lê Có, nông dân ở thị trấn La Hà (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) cho hay, đầu vụ ông được một người bạn tặng cho 10 kg lúa giống SV181. Ông ngâm giống và gieo sạ 1,7 sào, vì sợ lúa chết. Hiện lúa đã chín nhưng ông chưa thu hoạch mà để cho bà con xem. “Vụ HT trồng lúa thường gặp rủi ro cao, để tìm được giống phù hợp không phải dễ. Tôi chưa muốn thu hoạch cũng có lý do mong muốn bà con sang năm mua giống lúa này về SX. Do vụ đầu tiên SX nên sạ hơi dày, sang năm sau rút kinh nhiệm, mỗi sào sạ khoảng 3 - 4 kg giống, bởi SV181 đẻ nhánh khỏe, cứng cây hơn các giống khác”, ông Có chia sẻ. Tương tự, HT 2015, bà con thôn Khánh Mỹ, xã Tam Thành (Phú Ninh, Quảng Nam) SX giống lúa SV181 trên cánh đồng lớn Cây Me với diện tích 8 ha. Đây là vụ thứ 2 họ liên kết với Cty giống Quảng Bình SX lúa giống.

 

Bà Vó Thị Hòa tham gia SX 3 sào giống lúa SV181 cho hay, từ đầu vụ Cty hỗ trợ giống, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc. Lúa được Cty thu mua với giá cao hơn các loại lúa thường từ 25 - 30%... “SV181 do Cty nghiên cứu chọn tạo và được đưa vào khảo nghiệm từ năm 2012. Đây là giống lúa ngắn ngày chất lượng cao, TGST gieo sạ vụ ĐX 95 - 100 ngày, vụ HT 83 - 85 ngày, phù hợp hai vụ SX. Lúa có đặc điểm dạng hình đẹp, thân cứng, sinh trưởng mạnh, đẻ nhánh sớm và khỏe. Bộ lá màu xanh nhạt, bông to và dài. Gié xếp sít, số hạt/bông cao, tỷ lệ lép thấp. Đặc biệt cơm thơm, cơm mềm, ngon và đậm cơm, cho năng suất từ 70 - 90 tạ/ha”, ông Kỳ nói.

 

Ông Định Tiến Hùng, tổ trưởng tổ liên kết SX giống ở xã Tam Thành cho biết, ngoài 8 ha lúa SV181 của tổ liên kết, bà con trong vùng còn trồng tự phát 50 - 60 ha giống lúa này. Bởi vụ ĐX vừa rồi, thấy SV181 cho năng suất cao, chất lượng gạo thơm, ngon, người dân tự đổi giống cho nhau để gieo sạ. Năng suất vụ ĐX đạt 80 tạ/ha, còn vụ HT năm nay ước đạt gần 80 tạ/ha. “Qua theo dõi cho thấy SV181 ngắn ngày so với giống đối chứng (Khang dân 18, HT1) từ 5 - 7 ngày. Năng suất vượt từ 1,5 - 2 tấn/ha so với giống đối chứng. Đặc biệt cơm ngon nên người dân càng ưa chuộng. Do đó, người dân nơi đây đã chuyển sang trồng SV181. Từ trước đến nay chưa có giống lúa nào ngắn ngày, cơm ngon lại cho năng suất cao như giống này”, ông Hùng nói. Dù trên đồng đất Quảng Ngãi hay Quảng Nam, bà con nông dân vẫn mê một nét nổi trội khác của giống lúa SV181 là cứng cây.

 

Trên cánh đồng Tam Thành trước ngày bà con tham quan mô hình đã có trận mưa lốc lớn. Dù bông lúa đã chín trĩu nhưng hiện tượng cây lúa bị đổ rạp không đáng kể. Ông Hùng hồ hởi: “Vào thời gian lúa chín mà gặp thời tiết thất thường, mưa giông, lốc là lúa bị ngã rạp. Lúc đó, bà con phải thuê người gặt, mất công, tốn thêm tiền. Nhưng giống SV181 cứng cây, ít đổ ngã. Vào vụ thu hoạch, máy gặt chạy băng băng, giúp nông dân đẩy mạnh cơ giới hóa, giảm chi phí...”. Ông Đào Minh Hường, PGĐ Sở NN-PTNT Quảng Ngãi cho biết, qua hai vụ SX khảo nhiệm tại nhiều vùng đất ở Quảng Ngãi, bản thân ông đã đi kiểm tra cho thấy SV181 có sức chống chịu tốt và thích nghi tốt. Ông Nguyễn Xuân Kỳ, GĐ Cty giống Quảng Bình cho biết, Cty đang cố gắng để đưa một bộ giống lúa tốt nhất để bà con SX được cả hai vụ ĐX và HT góp phần vào công cuộc chuyển đổi SX lúa theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả.

27/10/2018 - 10:10 Xem thêm...

Giống lúa SV 181: Tiềm năng trên mọi vùng đất

Qua thực tiễn trên đồng ruộng, giống lúa SV 181 có những tính năng vượt trội như TGST ngắn ngày (87 ngày), sinh trưởng tốt, đẻ nhánh khỏe và tập trung, bộ lá đứng màu xanh nhạt. Bông to, xếp gié dày, nhiều hạt (160 - 180 hạt chắc/bông).


Ông Nguyễn Xuân Kỳ, GĐ Cty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình (TCty Nông nghiệp Quảng Bình) đứng bên vạt ruộng lũa trĩu bông cho hay, giống lúa thơm SV 181 do Cty chọn tạo đã được khảo nghiệm rộng, trình diễn tại nhiều tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.


"Qua nhiều vụ, trên các chân ruộng khác nhau, SV 181 đã thể hiện được các ưu điểm nội trội: Lúa thơm chất lượng, năng suất cao, ngắn ngày, cứng cây và chống chịu sâu bệnh khá.

1442827605-giong-lua-sv-181-hinh-anh

Giống lúa SV 181 trên vùng đất Điền Hải.


Cty đang tiếp tục để đưa một bộ giống kỹ thuật tốt nhất đến với bà con nông dân để bố trí SX cả hai vụ ĐX và HT”, ông Kỳ chia sẻ.

 

Xã Điền Hải (huyện Quảng Điền, TT - Huế) là vùng đất không được thuận lợi về canh tác. Theo ông Nguyễn Xuân Lương, cán bộ HTXNN Điền Hải, do đất pha cát nên độ mùn và dinh dưỡng rất thấp. Việc canh tác của bà con gặp nhiều khó khăn.

Hằng năm, dù có công chăm sóc bao nhiêu nữa thì năng suất lúa ở Điền Hải vẫn cứ đì đẹt không qua được con số 50 tạ/ha.

Nghe thông tin có giống lúa thơm SV 181 có nhiều tính năng vượt trội nên ông Lương cất công tìm hiểu. Vụ HT, ông nhận về làm thử trên vạt ruộng gần 3 sào của mình ngay sát con đường nội đồng để tiện việc theo dõi.

 

Như một cán bộ kỹ thuật, ông Lương mở sổ theo dõi, ghi rõ ngày gieo, ngày lúa trổ, TGST của giống để còn giới thiệu, giải thích cho bà con.

“Vì nghe nói giống lúa ni cơm thơm, dẻo nên tôi làm để ăn và không hề sử dụng thuốc BVTV”, trên đường dẫn chúng tôi ra vạt ruộng, ông Lương cho hay.

Ruộng lúa SV 181 nhà ông Lương nổi bật trên cánh đồng. Bông lúa đã cúi chín vàng nhưng lá cây vẫn xanh và thẳng đứng. Ông Nguyễn Xuân Cẩn, đội trưởng Đội 4, xã Điền Hải lội xuống ruộng nhổ lấy mấy bông rồi chia cho mọi người đếm hạt lúa trên bông.

 

Chỉ một lúc, ông Cẩn nói lớn: “Bông lúa của tui được 325 hạt, có 20 hạt lép. Rứa là quá tốt rồi”.

Nhìn vạt ruộng, đếm hạt lúa trên bông, mọi người tham gia tham quan mô hình cũng sôi nổi bàn về năng suất. Một lúc để “cân lên đặt xuống”, ông Lương nói như chốt hạ: “Theo kinh nghiệm của nhà nông thì vạt ruộng ni năng suất cũng bén được 65 tạ/ha đó anh em”.

 

Nhìn sang vạt ruộng bên cạnh gieo cấy giống lúa khác bị chuột phá lổ đổ, ông Lương nói cho mọi người hay: “Cái anh SV 181 ni kháng chịu được sâu bệnh tốt và do cây cứng nên chuột khó kéo bông cuống để cắn. Như vậy là "kháng" được cả chuột nữa chứ chẳng đùa đâu”.

Trở lại trụ sở của HTX, một cuộc hội thảo nhỏ được diễn ra ngay sau buổi thăm đồng. Mọi người đều đánh giá cao về triển vọng tốt của SV 181.

 

“Vụ HT lúa SV 181 có TGST chỉ 85 ngày, lại cho năng suất cao nên tôi đề nghị các đội trưởng chỉ đạo bà con làm tiếp vụ ĐX với diện tích nhiều hơn để thay thế các loại giống khác", ông Lương nhấn mạnh.

Cũng trong vụ HT 2015, trên cánh đồng HTXNN Phú Lễ (phường Đông Lễ, TP Đông Hà, Quảng Trị), 60 hộ dân tham gia làm mô hình trình diễn giống SV181 trên diện tích hơn 6 ha.

 

Theo ông Hà Ngọc Chung, Chủ nhiệm HTXNN Phú Lễ thì qua thực tiễn trên đồng ruộng, SV 181 có những tính năng vượt trội như TGST ngắn ngày (87 ngày), chiều cao cây từ 95 - 105 cm, sinh trưởng tốt, đẻ nhánh khỏe và tập trung, bộ lá đứng màu xanh nhạt. Bông to, xếp gié dày, nhiều hạt (160 - 180 hạt chắc/bông), dạng hạt dài bầu, tỷ lệ chắc cao. Năng suất từ 65 - 67 tạ/ha, thích hợp SX 2 vụ ĐX và HT trên nhiều chân đất.

Ngoài ra, SV 181 có khả năng chống đổ ngã tốt thuận tiện cho máy gặt đập liên hợp khi thu hoạch, chống chịu sâu bệnh khá, chịu được hạn nên bà con rất ưa chuộng.

Trước đó, giống lúa SV 181 đã được Cty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình SX thử nghiệm trên các chân đất thuộc các huyện Hải Lăng, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh (Quảng Trị). Ở mô hình nào, SV 181 cũng cho năng suất cao.

 

Ông Hồ On ở xã Hải Thành, huyện Hải Lăng tham gia SX 5 sào SV 181 bộc bạch: “Tôi gieo sạ 3,5 kg giống/sào, canh tác bình thường như các giống lúa khác. Sau khi thu hoạch đạt năng suất tính ra hơn 70 tạ/ha, nhiều bà con nông dân trong vùng đến xem và ghi nhận.

Mặt khác, chất lượng gạo tốt, gạo trong ít bạc bụng, cơm mềm, đậm cơm, mùi thơm”.

Ông Trần Thanh Hiền, PGĐ Sở NN-PTNT Quảng Trị đánh giá: “SV 181 là giống tiến bộ kỹ thuật, đã đáp ứng được tiêu chí SX trên vùng đất Quảng Trị. Sở NN-PTNT chỉ đạo các địa phương mạnh dạn đưa thêm giống lúa này vào cơ cấu SX”.

 

Cũng theo ông Hiền, Cty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình cần chọn lọc giống để đảm bảo độ thuần trên đồng ruộng. Đồng thời quan tâm phối hợp với ngành NN-PTNT Quảng Trị, chính quyền các cấp và các HTX trên địa bàn để SX theo hướng thông qua hợp đồng liên kết và tiêu thụ; đặc biệt là hình thức ứng giống, phân bón đầu vụ, bao tiêu sản phẩm cuối vụ theo giá thỏa thuận.

27/10/2018 - 10:10 Xem thêm...

SV 181 chất lượng cao, siêu năng suất

Về TGST, giống lúa SV 181 là 100 - 103 ngày trong khi các giống khác dài hơn 5 - 7 ngày. Ngoài ra, SV 181 cứng cây, chống chịu tốt với gió.

-nh-1-h-i-th-o150933157

Hội thảo đầu bờ giống lúa SV 181 tại Quảng Bình


Cái nắng gay gắt của miền Trung trong những ngày đầu tháng 5/2015 như chợt dịu lại khi hàng trăm đại biểu là nông dân, cán bộ nông nghiệp của các địa phương trong tỉnh Quảng Bình đến cánh đồng lúa rộng mênh mông ở xã Vạn Ninh (huyện Quảng Ninh).

 

Những ruộng lúa SV 181 do Cty TNHH MTV Giống cây trồng (Cty CP TCty Nông nghiệp Quảng Bình) SX và cung ứng đang khoe bông chín vàng.

Ông Nguyễn Văn Thế, Chủ tịch UBND xã Vạn Ninh khẳng định: “Sau chuyến tham quan mô hình lúa SV 181 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, tôi đã chỉ đạo nông dân trong xã thực hiện mô hình cho vụ ĐX này. Thực tế cho thấy, SV 181 vượt trội về nhiều tiêu chí so với các loại giống mà địa phương đã sử dụng lâu nay. Trong vụ HT tới, xã Vạn Ninh sẽ mở rộng siện tích giống SV 181 khoảng 300 ha…”.

 

Vào vụ ĐX, hơn 140 hộ nông dân ở HTX Vạn Phúc (xã Vạn Ninh) đã tham gia mô hình trình diễn giống lúa 191 trên diện tích 30 ha.

Ông Nguyễn Văn Thế kể lại: "Vào tháng 9 năm ngoái địa phương đã cử đoàn cán bộ chủ chốt của xã, các HTX, một số hộ SX tiêu biểu đi tham quan mô hình SX lúa giống SV 181 tại HTX Vĩnh An, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

 

Nhận thấy đồng đất của địa phương này không khác đồng đất của Vạn Ninh là bao, nhưng giống lúa mà họ SX thu được kết quả rất cao, năng suất lên đến 70 - 80 tạ/ha… Mọi người ai cũng trầm trồ và cho rằng đây là giống lúa chúng ta cần tìm.

 

Vụ ĐX 2014-2015, HTX Vạn Phúc đã mạnh dạn triển khai gieo trồng trên diện tích 30 ha giống SV 181 dưới sự hướng dẫn và cung ứng phân bón Sao Việt của TCty Nông nghiệp Quảng Bình mà trực tiếp là Cty TNHH MTV Giống cây trồng. Kết quả cho thấy, nông dân tham gia mô hình thắng lợi lớn”.

 

Trước khí thế của SV 181 trong vụ ĐX, vụ HT cũng là điểm mà các đại biểu dự hội thảo đầu bờ SV 181 quan tâm. Liệu Cty có cung ứng đủ giống cho nông dân? Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Xuân Kỳ, Phó TGĐ TCty Nông nghiệp Quảng Bình kiêm GĐ Cty TNHH MTV Giống cây trồng cho biết: “Theo lộ trình đến năm 2016, Cty mới đáp ứng đầy đủ giống SV 181 ở địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng như trên phạm vi toàn quốc. Nhưng trước mắt đối với vụ HT trên địa bàn tỉnh, chúng tôi sẽ chuyển giống từ phía nam ra để phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho bà con SX”.


Trên cánh đồng bạt ngàn lúa, ông Nguyễn Văn Kính, Chủ nhiệm HTX Vạn Phúc phấn khởi đi tới đi lui để giới thiệu cho các đại biểu về những đặc tính vượt trội của giống lúa SV 181 mà ông và bà con đã thực hiện.

 

Ông Kính hồ hởi: “Lâu nay chúng tôi luôn trăn trở với giống lúa, chọn giống nào để bảo đảm "né" được thiên tai, có năng suất cao và thêm yếu tố chất lượng gạo tốt nữa để hạt gạo thực sự có giá trên thị trường. Qua SX, chúng tôi cho rằng SV 181 đã có đủ những điều đó.

Trước nay chúng tôi SX giống X21, X23 năng suất chỉ 50 - 55 tạ/ha , tiếp đó là lúa lai Nhị ưu 838 cũng chừng 55 - 60 tạ/ ha, còn với SV 181 đã đạt 70 tạ/ha. Về TGST, giống lúa SV 181 là 100 - 103 ngày trong khi các giống khác dài hơn 5 - 7 ngày.

 

Ngoài ra, SV 181 cứng cây chống chịu tốt với gió. Trong mấy ngày qua mưa lớn những thửa ruộng giống lúa khác ngã đổ khá nhiều còn giống SV 181 thì vẫn đứng vững. Điều đặc biệt nữa là trên lúa giống SV 181 cũng chưa thấy xuất hiện sâu bệnh”.

Ông Kính cũng tính toán nhanh những khoản lợi khi thực hiện giống SV 181 cho các đại biểu: “Chỉ tính riêng hai khoản là giá mua giống thấp hơn và mỗi ha SV 181 cho năng suất vượt trội hơn từ 0,5 - 1 tấn/ha so với các giống lúa khác là người nông dân đã có được trên 10 triệu đồng/ha rồi”.

Nói về giống SV 181, ông Phan Văn Khoa, GĐ Sở NN-PTNT Quảng Bình cho rằng, đây là giống chất lượng cao, ưu thế về năng suất, thời gian sinh trưởng ngắn… cần sớm đưa vào cơ cấu cho SX đại trà cả hai vụ ĐX và HT trên địa bàn toàn tỉnh.

-nh-3-h-t-g-o150932972

Hạt gạo SV 181 chất lượng cao

 

Tuy nhiên, có hai điều mà ông Khoa lưu ý trước vụ HT: “Đây là giống chất lượng cao đã được TCty Nông nghiệp Quảng Bình dày công chọn tạo. Trong SX cần thực hiện đúng quy trình từ gieo, cấy, chăm sóc, chế độ phân bón, thuốc trừ sâu… để đạt hiệu quả cao đem lại lợi ích cho nông dân… Còn với nhà SX giống, cần tiếp tục chọn tạo để tăng độ thuần của giống và thực hiện tốt công tác cung ứng đáp ứng kịp thời cho nông dân trên địa bàn tỉnh”.

 

Chúng tôi cũng đã kịp ghi lại nhận xét của những người có trách nhiệm về SX nông nghiệp ở một số địa phương đang “mục sở thị” trên đồng lúa Vạn Phúc. Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ nhiệm HTX Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn cho biết: "Giống này tốt, phù hợp với địa phương tôi, đặc biệt là ưu thế ngắn ngày. Vụ HT tới sẽ triển khai thay thế một số giống đang sử dụng trên diện tích 65 ha".

 

Từ nhiều năm nay, giống SV 191 đã được Cty chọn làm mô hình trình diễn, mô hình điểm tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Đăk Lăk, Đắc Nông... với tổng diện tích trên 150 ha.

Ngoài những tính năng vượt trội về TGST, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với nhiều chất đất thì SV 181 đạt siêu năng suất từ 70 - 95 tạ/ha. Đặc biệt trên vùng đất Tây Nguyên, các điểm làm mô hình đều đạt 90 - 95 tạ/ha.


Còn ông Nguyễn Xuân Lâm, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bố Trạch cho hay, địa phương sẽ triển khai giống mới SV 181 trên diện tích 500 ha trong vụ HT này.

Vụ ĐX 2014-2015, trên cánh đồng HTX Trung Đơn (xã Hải Thành huyện Hải Lăng), các nông dân Hồ Ôn, Hồ Sương, Nguyễn Thạnh cùng tham gia mô hình lúa SV 181 với diện tích mỗi hộ 5 sào. Ông Hồ Ôn bộc bạch: “Sau khi thu hoạch cho năng suất hơn 70 tạ/ha, nhiều bà con nông dân trong vùng đến xem. Ai cũng nói sẽ dùng SV 181 cho vụ tới. Khi nấu cơm, gạo SV 181 đổ ít nước mà dẻo, thơm, ăn mềm sướng lắm”.

 

Tại hội nghị đầu bờ được tổ chức ở tỉnh Quảng Trị, ông Trần Thanh Hiền, PGĐ Sở NN-PTNT Quảng Trị nói vui với các đại biểu: “Gặp giống SV 181 như một cậu con trai gặp một cô gái đẹp người đẹp nết. Làm sao mà không mê, không say...”.

 

Ông Hiền cũng chỉ đạo: “SV 181 là giống tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đáp ứng được tiêu chí SX trên vùng đất Quảng Trị. Sở NN-PTNT chỉ đạo các địa phương mạnh dạn mở rộng thêm nhiều mô hình để đánh giá, khẳng định thêm và trên cơ sở đó đưa vào cơ cấu giống”.

 

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Văn Bình, TGĐ TCty Nông nghiệp Quảng Bình cho biết: “DN đang thực hiện chiến lược chọn tạo bộ giống đáp ứng ở cả 3 tiêu chí ngắn ngày, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt thay thế bộ giống lâu nay trên địa bàn tỉnh. SV 181 là một bộ giống chủ lực của chúng tôi trong tiến trình đó.

Thời gian vừa rồi bộ giống này đã trải qua 3 vụ khảo nghiệm trên diện rộng ở Quảng Bình và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Qua đó khẳng định rằng SV 181 là giống lúa thơm chất lượng cao, ngắn ngày, siêu năng suất.

 

Nói siêu năng suất bởi một số tỉnh phía Nam đã đạt năng suất kỷ lục 95 - 100 tạ/ha. Điều đáng quan tâm nữa, đây là giống lúa thuần, không ai độc quyền về giống, sẽ làm giá giống không cao, có lợi cho nông dân”.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Bình, lần này DN chọn xã Vạn Ninh làm điểm nhấn sau cùng trên địa bàn trước khi “tung” giống ra cho nông dân toàn tỉnh. Trước thông tin này, nhiều nông dân đã mơ đến những mùa vàng bội thu. Mang về lợi nhuận cao trên cánh đồng để chẳng bõ công một nắng hai sương cùng cây lúa.

27/10/2018 - 09:10 Xem thêm...

Kỹ thuật trồng rừng phòng hộ mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trong những năm qua, việc trồng rừng phòng hộ của Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng ở tất cả các địa phương, đã áp dụng duy nhất một phương thức kỹ thuật trồng rừng hỗn giao ngay từ đầu giữa cây phù trợ và cây bản địa. Song điều kiện lập địa ở mỗi vùng miền rất khác nhau, thậm chí ngay trong một khu vực nhỏ cũng có những biến đổi rất lớn.


Đều này đã dẫn đến kết quả trồng rừng không đạt được như mong đợi, ở phần lớn diện tích đã trồng các cây phù trợ sinh trưởng tốt còn cây bản địa bị lấn át hoặc không có khả năng phát triển thành rừng. Từ những kinh nghiệm của thực tế sản xuất và tổng kết của một số đề tài khoa học thuộc Dự án 661, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra một số phương thức kỹ thuật mới trong việc trồng rừng phòng hộ, đặc dụng tại Dự án 661. Qua đó, các địa phương, đơn vị căn cứ vào điều kiện cụ thể về khí hậu, đất đai, địa hình, loài cây trồng… áp dụng cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao.


Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hứa Đức Nhị, đối với trồng mới rừng phòng hộ, cần căn cứ vào điều kiện cụ thể về tự nhiên và kinh tế-xã hội của từng địa bàn trồng rừng có thể áp dụng một trong các phương thức kỹ thuật trồng rừng sau.

 

Trồng rừng với mật độ ban đầu bằng mật độ khi thành rừng (khoảng 400 – 600 cây/ha): phương thức kỹ thuật này được áp dụng ở những nơi đã xác định chắc chắn được loài cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa nơi trồng, địa phương hoặc đơn vị có kinh nghiệm về kỹ thuật đảm bảo trồng rừng thành công, cây giống được tạo có chất lượng cao, chăm sóc rừng đúng kỹ thuật.

 

Khuyến khích trồng nông lâm kết hợp trong những năm đầu để tăng độ che phủ đất, cải tạo đất và tạo thêm thu nhập cho người trồng rừng. Trồng rừng ban đầu thuần loài bằng loài cây mọc nhanh, có tác dụng cải tạo đất sau một chu kỳ sẽ trồng thay thế bằng loài cây chính có tác dụng phòng hộ lâu dài. Phương thức kỹ thuật này được áp dụng chủ yếu ở những nơi đất đai đã bị thoái hóa, nghèo xấu nên cần được cải tạo bằng những loài cây mọc nhanh có tác dụng cải tạo đất (chủ yếu là các loài Keo) với mật độ trồng từ 1000 - 1600 cây/ha, sau một chu kỳ (từ 7-8 năm) có thể chặt theo băng rộng (50-60 m) để trồng các loài cây chính cho phòng hộ lâu dài, với mật độ từ 300 – 500 cây/ha (có thể là cây bản địa hoặc cây nhập nội nhưng phải đảm bảo chắc chắn thành rừng). Kinh phí trồng cây chính được lấy từ bán sản phẩm khai thác rừng trồng cây mọc nhanh, sau khi trừ chi phí hợp lý theo quy định hiện hành.

 

Về trồng rừng thuần loài, có thể được áp dụng trong 2 trường hợp sau: Trong những vùng phòng hộ có điều kiện lập địa đặc thù như vùng đất ngập mặn, đất ngập phèn, đất cát ven biển, vùng đất ngập nước ven sông và một số dạng lập địa đặc thù khác (như núi đá vôi) với loài cây trồng chỉ phù hợp với điều kiện lập địa này. Mật độ trồng rừng theo quy trình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nơi trồng rừng.

 

Trong những vùng phòng hộ có điều kiện lập địa bình thường đã trồng rừng thành công với những loài cây có nhiều kinh nghiệm lâu năm (như các loài Thông, các loài Keo...), nhưng với điều kiện tạo cây con cho trồng rừng phải là cây thực sinh, các giống của các loài cây trồng rừng đã được chọn lọc và lấy từ các nguồn giống được công nhận có phẩm chất tốt (như các giống Keo không bị rỗng ruột khi tuổi cao) để đảm bảo rừng phát triển lâu dài có khả năng phòng hộ và kỹ thuật nuôi dưỡng rừng (chủ yếu là chặt tỉa thưa đúng thời gian, đúng cường độ...) phải được thực hiện nghiêm ngặt để đảm bảo thành rừng gỗ lớn có tác dụng phòng hộ lâu dài.

 

Sau khi kết thúc thời kỳ chăm sóc rừng trồng theo quy trình kỹ thuật được áp dụng, cần tiến hành tỉa thưa rừng trồng theo quy trình nuôi dưỡng rừng trồng của từng loài cây, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh ban hành (có thể tham khảo các quy trình kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành để cụ thể hóa quy trình kỹ thuật của địa phương cho sát với điều kiện thực tế).

 

Đối với những khu rừng trồng hỗn loài theo dự án trồng mới 5 triệu ha rừng từ những năm trước đây, cần thiết phải tiến hành đánh giá tình hình sinh trưởng của các loài cây bản địa và thiết kế tỉa thưa ngay ở những nơi cây bản địa có khả năng sinh trưởng, nhưng do bị các cây phù trợ đang chèn ép. Những khu rừng trồng thuần loài (như rừng Thông) hoặc rừng hỗn loài nhưng cây trồng chính không còn khả năng sinh trưởng hoặc đã chết, cũng cần tiến hành tỉa thưa để đảm bảo rừng đạt chất lượng, và người nhận khoán rồng rừng được hưởng lợi theo quy định.

27/10/2018 - 09:10 Xem thêm...

Ứng dụng một số tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi heo vào thực tế sản xuất để nâng cao năng suất sinh sản của heo nái

Ngày nay thịt heo là nguồn thực phẩm chủ yếu cho con người, trên thế giới thịt heo chiếm 40% thị phần và ở Việt nam thì tỷ lệ này là hơn 75%. Giá thành thịt heo có xu hướng ngày càng giảm và chất lượng thịt heo ngày càng được quan tâm đặc biệt.


Các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi heo hiện nay tập trung chủ yếu vào việc tăng tỷ lệ nạc, giảm mỡ; đặc biệt các tiến bộ kỹ thuật (TBKT) trong chăn nuôi heo nái được quan tâm đặc biệt. Các TBKT có thể được phân ra theo các lĩnh vực như nuôi dưỡng , chăm sóc, enzim và hoóc môn.


I. Nuôi dưỡng:

1. Nuôi heo theo đúng trọng lượng chuẩn:

Điểm quan tâm đặc biệt là hàm lượng mỡ trong cơ thể heo nái. Các nghiên cứu cho thấy độ dày mỡ lưng ở vị trí P2 ở heo nái tốt diễn biến ở các lứa đẻ tăng dần đến giai đoạn đậu thai, giai đoạn đẻ, sau giai đoạn đẻ thì giảm dần xuống điểm cai sữa, sau đó lại tăng dần ở lứa tiếp theo đến giai đoạn đẻ. P2 giảm so với khi phối kỳ đầu (lúc sau cai sữa) chỉ còn khoảng 12mm là tốt, P2 từ 20mm giảm 7,4 mm. Nếu P2 nhỏ hơn 12mm sẽ không tốt cho lứa đẻ sau.

 

2. Cho heo nái ăn hạn chế trong thời kỳ mang thai:

Thời kỳ mang thai heo nái có thể ăn gấp 3 lần năng lượng duy trì, điều này sẽ làm giảm tính ngon miệng của heo nái ở thời kỳ nuôi con. Các nghiên cứu cho thấy nếu giai đoạn này heo ăn lượng thức ăn có năng lượng cao hơn 25MJ thì tính thèm ăn giai đoạn nuôi con bắt đầu giảm. Sở dĩ như vậy là do khi heo mập thì hàm lượng Insulin tăng cao trong huyết tương, chúng tác động lên hệ thần kinh trung ương, trung tâm Hypothanamus làm giảm tính thèm ăn. Khi heo mập thì ở gan xuất hiện nhiều glycerol và axít béo no làm tăng quá trình oxyhóa glycerol và axít béo, chúng tác động qua thần kinh trung ương làm tính thèm ăn giảm. Mặt khác, nếu heo ăn nhiều sẽ làm giảm số heo con/lứa. Do vậy ở thời kỳ này cần:

- Nuôi heo đạt theo trọng lượng theo yêu cầu

- Đạt tích luỹ mỡ theo yêu cầu chuẩn

- Không nên cho ăn một lượng thức ăn như nhau trong suốt giai đoạn. Giai đoạn thai phát triển nhanh nên tăng thêm lượng thức ăn.

 

3. Heo nái nuôi con:

Giai đoạn này có đặc điểm là dinh dưỡng heo nái không thể đủ nuôi con và tính ngon miệng của heo nái giảm nhiều so với thời kỳ mang thai. Do vậy cần cho heo nái ăn tự do và chất lượng thức ăn tốt nhằm có lượng sữa sản xuất cao và đảm bảo giảm trọng theo tiêu chuẩn.

Yêu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn này là 13,5 MJ và khoảng 3200 Calori. Sau 28 ngày nuôi con, trọng lượng heo nái giảm 9-10 kg là tốt, đảm bảo năng suất sinh sản của của heo nái qua các lứa.

 

Môi trường có ảnh hưởng nhiều đến tính thèm ăn, các nghiên cứu cho thấy nhiệt độ thích hợp là 16 độ C. Nếu tăng 1 độ C thì thức ăn ăn được giảm 140 – 120 gr/ngày. Vì vậy cần giảm nhiệt độ chuồng nuôi heo nái nuôi con bằng quạt gió, trồng cây xanh hay phun mưa trên mái chuồng.

Nếu nuôi heo trong giai đoạn này ốm thì sức sản xuất sữa sẽ giảm, heo con chậm phát triển; số trứng rụng giảm ở các lứa kế tiếp, tỷ lệ phôi sống giảm và thời gian lên giống kéo dài.

Hiện nay người ta ứng dụng trong thực tế:

- Trước khi phối giống (2-3 tuần ) thì tăng cao lượng thức ăn (42,8 MJ/ngày) nhằm tăng tỷ lệ rụng trứng và số trứng rụng.

- Một tháng đầu sau phối giống thì giảm lượng thức ăn nhằm nâng cao thành tích sinh sản của heo nái.

 

II. Chăm sóc:

Thành tích sinh sản của heo nái phụ thuộc nhiều vào hội chứng MMA (viêm tử cung, viêm vú và kém sữa). Vì vậy các biện pháp khắc phục hội chứng này sẽ nâng cao thành tích sinh sản của heo nái

 

1. Loại thải những heo viêm tử cung sau khi điều trị, đặc biệt viêm có mủ. Sở dĩ như vậy là do những heo đã bị viêm tử cung sau điều trị sẽ có sữa rất ít và khả năng bám dính và đậu thai thấp, xuất hiện hiện tượng khô thai… Để phòng ngừa viêm tử cung thì có nhiều biện pháp như thụt rửa tử cung sau đẻ bằng Iode hay kháng sinh, đặt kháng sinh… biện pháp tốt là đặt kháng sinh Tetracyline ngày 1 lần và đặt 3 ngày liên tục.

 

2. Viêm vú gây cho heo nái mất sữa, gây tiêu chảy cho heo con. Biện pháp điều trị tốt nhất là chích kháng sinh như Cefalexine, dung dịch chích Norfloxacine.

 

3. Nuôi heo nái quá mập: Sự mập ốm của heo phụ thuộc vào điểm P2. Heo nuôi tốt có P2 từ 19-22mm, nếu heo có P2 lớn hơn 23mm là heo mập. Khi heo mập thì ngoài các tác hại đã nêu ở phần trên thì còn có tác hại là gây ra sự đẻ khó, tỷ lệ sót nhau cao do khả năng co thắt tử cung và cơ bụng yếu, mỡ bao quanh buồng trứng, tử cung do vậy đẻ con khó. Các nghiên cứu cho thấy lượng thức ăn cho heo trong thời kỳ mang thai có thể tham khảo như sau:

- Thai kỳ 1 (sau phối – 84 ngày): 1,8-2 kg/ngày/con (năng lượng trong khẩu phần là 3.200 kcal/kg thức ăn)

- Thai kỳ 2 (85-107 hay 110 ngày): 2,7kg/ngày/con .

- Thai kỳ 3 (108 hoặc 111 ngày đến lúc sanh): 1,5 kg/ngày/con. Khẩu phần nên có nhiều chất xơ để tạo độ no

 

4. Táo bón: Hiện tượng táo bón thường xảy ra đặc biệt ở cuối thai kỳ do thiếu chất xơ trong khẩu phần. Khi táo bón thì hiện tượng MMA sẽ tăng cao. Hàm lượng xơ trong khẩu phần thức ăn heo nái yêu cầu 8-9%. Để đảm bảo tỷ lệ xơ này, các nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu nhiều loại nguyên liệu như trấu, rơm xay nhuyễn, vỏ đậu phộng, cùi bắp, bã mía, bã mì... Loại nguyên liệu dễ tìm, dễ sử dụng, rẻ và không có độc tố aflatoxin là vỏ trấu nghiền.

 

5. Vitamin: Khi thiếu vitamin trong khẩu phần thức ăn heo nái sẽ làm cho hội chứng MMA cao, đặc biệt là thiếu vitamin A và E. Vitamin A có tác dụng kích thích quá trình phát triển của hệ thống niêm mạc và giữ chúng chắc chắn, dẻo dai. Khi heo nái đẻ rất dễ bị tổn thương, sây sát niêm mạc, do vậy cung cấp vitamin A giai đoạn này sẽ giúp niêm mạc dẻo dai chống và hồi phục nhanh các tổn thương. Nghiên cứu cho thấy mức 25.000 UI vitamin A/1 kg thức ăn suốt giai đoạn từ heo nái đến nuôi con là tốt nhất. Vitamin E có ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh sản, liều vitamin E là 80 UI/1 kg thưc ăn trên nền vitamin A (25.000 UI) là tốt nhất.

 

6. Chuồng trại, cấp nước và thông thoáng:

- Lượng mỡ trong cơ thể heo cao, do vậy khả năng chụi nóng của heo kém. Các biện pháp chống nóng cho heo cần được áp dụng để giảm hội chứng MMA

- Không cung cấp đủ nước uống cho heo sẽ gây ra hiện tượng táo bón ở heo và góp phần làm tăng hội chứng MMA. Vì vậy cần cung cấp đủ nước uống cho heo và đảm bảo nhiệt độ nước uống thích hợp.

- Thường xuyên sát trùng chuồng trại để giảm thiểu lượng visinh vật trong chuồng nuôi.

 

III. Việc sử dụng enzim và hoóc môn

Việc sử dụng enzim trong chăn nuôi giúp tăng khả năng tăng trọng , giảm tiêu tốn thức ăn và chống ô nhiễm môi trường . Dùng enzim khi heo con cai sữa là cần thiết vì heo con bị xa mẹ , có sự giảm mạnh sự tiết enzim; heo con thiếu nguồn thức ăn là sữa mẹ và chưa đủ enzim tiêu hóa thức ăn mới; sự trương nở thức ăn mới chèn ép làm giảm sự tiết enzim và enzim tiêu hóa mới chưa thích hợp với thức ăn mới. Ngoài ra, trong trường hợp stress và bệnh tật cũng cần sử dụng enzim. Nhưng trong thực tế chăn nuôi cho thấy chỉ nên sử dụng enzim khi cần thiết, nếu dùng thường xuyên sẽ tạo sức ì cho cơ thể và sự lệ thuộc vào enzim bổ sung.

26/10/2018 - 11:10 Xem thêm...

Kỹ thuật trồng rừng keo lai

Keo lai là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Đây là giống có nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa bố và mẹ, đồng thời có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng nhanh, có hiệu suất bột giấy, độ bền cơ học và độ trắng của giấy cao hơn hẳn các loài bố mẹ, có khả năng cố định đạm khí quyển trong đất nhờ các nốt sần ở hệ rễ.


Giống Keo lai này đã được phát hiện ở một số tỉnh vùng Đông Nam bộ, ở Ba Vì (Hà Tây) và một số tỉnh khác và được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu khảo nghiệm thành công.


Qua nhân giống bằng hom và khảo nghiệm dòng vô tính, Trung tâm đã chọn được một số dòng cây lai có ưu thế lai và các tính chất ưu việt khác. Vì vậy việc đưa nhanh các dòng vô tính này vào sản xuất sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất rừng và cải thiện điều kiện đất đai ở những vùng đồi núi trọc.

 

* Kỹ thuật nhân giống keo lai bằng hom

 

1. Xây dựng vườn giống lấy hom

Vườn giống lấy hom keo lai được gây trồng trên đất vườn ươm gần khu nhân giống tạo cây con bằng hom. Diện tích vườn giống lấy hom bằng 1/800 - 1/1000 diện tích trồng rừng Keo lai hàng năm của đơn vị.

 

Cây trồng trong vườn giống lấy hom là các dòng Keo lai đời F1 do Trung tâm nghiên cứu cây rừng cung cấp vì đã được chọn lọc và qua khảo nghiệm khẳng định tính ưu trội hơn bố mẹ và các dòng khác.

 

Chọn đất xây dựng vườn giống lấy hom có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất dầy và thoát nước tốt. Phương pháp làm đất là cày bừa toàn diện 2 lần sau đó cày rạch hàng.

 

Tùy điều kiện địa hình và quy mô vườn giống mà cây giống trong mỗi dòng vô tính được trồng theo hàng hoặc theo khối riêng rẽ và phải có biển ghi rõ số hiệu từng dòng. Cây giống lấy hom được trồng theo hàng với cự ly 0,8 x 0,4 m. Trước khi trồng bón lót mỗi hố 2 kg phân chuồng hoai và 100 g NPK hoặc 300 g phân lân hữu cơ vi sinh Thiên nông. Mùa trồng cây giống ở các tỉnh phía Bắc là vụ xuân và vụ thu, ở các tỉnh miền Trung là tháng 11-12 và ở các tỉnh phía Nam là các tháng 6-7.

 

Cây giống phải được chăm sóc bảo vệ cẩn thận, không để sâu bệnh, người và gia súc phá hoại. Chung quanh vườn cây giống phải có hàng rào, hàng tháng làm cỏ vun gốc cho cây giống. Sau 3-5 năm khi cây giống đã qua nhiều lần cắt hom không còn sinh trưởng tốt nữa thì phải gây trồng vườn giống mới một năm trước khi hủy vườn giống cũ.

 

2. Cắt tạo chồi cho cây giống

Tạo chồi lần đầu cho cây giống bằng cách dùng kéo sắc cắt ngang cây ở độ cao cách mặt đất 70 cm. Gốc cây đã cắt được khử trùng bằng thuốc Ben lát nồng độ 0,15% (1,5g thuốc pha trong 1 lít nước) hoặc Ben lát-C nồng độ 0,3%. Việc cắt tạo chồi lần đầu cho cây giống nên kết hợp với việc lấy hom giâm để tận dụng hom. Mùa cắt tạo chồi lần đầu thích hợp là cuối mùa khô đầu mùa mưa, ở miền Bắc là các tháng 1-2, ở miền Trung là tháng 6 và ở miền Nam là các tháng 3-4.

 

Sau đó, hàng năm cuối mùa sinh trưởng phải đốn tạo chồi và làm trẻ hóa cây giống. Sau khi cắt đốn tiến hành xới đất quanh gốc cây, làm cỏ toàn diện, bón thúc mỗi cây 50g NPK hay 100g phân lân hữu cơ vi sinh Thiên nông và tưới đủ ẩm cho cây.

 

3. Xây dựng khu giâm hom

Khu giâm hom là nơi để sản xuất và huấn luyện cây hom cho các yêu cầu trồng rừng. Khu giâm hom được xây dựng có mái che bằng lưới nilon hoặc bằng tấm tre đan có độ che 60% (lỗ trống có kích thước dưới 2 x 2 cm) cao cách mặt đất 2,2 m và chung quanh có bao che bằng tôn nhựa trong đến độ cao 1,5 m. Phía trong khu giâm hom là các lều giâm hom đặt cách nhau 40 cm và có đường đi lại thuận tiện.

 

Nền lều giâm hom được làm dạng bể nông có chiều rộng 1,4m, chiều dài thì tùy theo địa hình cho phép và chiều cao 6 cm. Nền xây bằng gạch có độ dốc cần thiết và có hệ thống thoát nước tốt. Giữa nền có xây gờ cao 5 cm trên đó đặt ống của hệ thống tưới phun.

 

Khung lều và mái lều hình vòm cung phủ kín ni lon trắng trong. Khung lều làm bằng sắt tròn Φ 8 mm, vòm cung cao 90 cm có hàn thanh giằng phía dưới dài 1,4 m đặt cách chân 8 cm, thanh giằng phía trên đặt cách đỉnh 20 cm. Trên khung sắt vòng hình cung có hàn 7 ốc vít không rỉ phía trong để bắt các thanh giằng dọc. Thanh giằng dọc có bản rộng 1,5 cm dày 3 mm, dài 1 m, hai đầu có lỗ để bắt vào ốc vít ở các khung vòm. Tùy chiều dài của lều mà ghép nối các khung vòm nhiều hay ít.

 

Trong lều giâm hom tưới bằng hệ thống tưới phun bán tự động với vòi phun cao 35 cm đặt cách nhau 1 m hoặc tưới bằng bình phun thì mở tấm phủ nilon ra để tưới sau đó đậy kín lại.

 

4. Kỹ thuật cắt cành và giâm hom

Dùng kéo hoặc dao sắc để cắt cành từ vườn giống lấy hom. Việc cắt cành phải tiến hành vào buổi sáng. Cành đã cắt phải được bảo quản nơi râm mát hoặc ngâm gốc cành vào nước. Khi cắt cành phải để lại ở phần gốc ít nhất 2 đôi lá hoặc 2 chồi ngủ. Những cành có nhiều chồi phụ chưa thể làm hom thì cần được giữ lại để cắt lần sau.

 

Tùy mức độ phát triển của cành mà quyết định thời gian cắt đợt tiếp theo. Cắt cành đầu vụ thì sau đó 1 - 1,5 tháng có thể cách 15 - 20 ngày cắt một lần. Cắt cành xong phải dọn vệ sinh gốc bằng cách phun Ben lát nồng độ 0,15%, xới xáo đất quanh gốc và bón thúc, nếu trời khô hanh phải tưới nước đủ ẩm cho cây.

 

Cành đã cắt ra sẽ dùng kéo sắc cắt thành hom để giâm. Chiều dài hom 4 - 7cm, mỗi hom có 1-2 lá và phải cắt bớt 2/3 diện tích phiến lá. Phần gốc hom cắt vát 450. Hom đã cắt được ngâm ngay vào dung dịch Benlát nồng độ 0,15% trong 1 tiếng, sau đó vớt ra cấy ngay vào luống giâm hoặc giữ hom có phủ khăn ẩm để không bị khô.

 

Hom cắt lần nào phải cấy ngay lần ấy, không được để hom qua đêm. Hom được cấy trực tiếp vào bầu đất cát pha (không trộn phân) hoặc cấy vào luống cát thô. Trước khi cấy phải phun Ben lát-C 0,3% vào luống cát để khử trùng. Trước khi cấy, hom được xử lý thuốc bột TTG hoặc Seradex bằng cách chấm gốc hom vào thuốc sao cho phủ kín mặt cắt (100g thuốc dùng cho 10.000 - 12.000 hom). Mỗi bầu cấy 1 hom hoặc giâm trên cát thô thì theo khoảng cách 7 x 2 cm. Độ sâu cấy hom khoảng 2 - 3 cm.

 

5. Mùa giâm hom

Mùa giâm hom phụ thuộc vào mùa trồng cây của từng vùng. ở các tỉnh phía Bắc, mùa giâm hom bắt đầu từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 11. Những hom giâm từ tháng 8 trở đi được lưu lại vườn ươm để trồng vào vụ xuân năm sau. ở các tỉnh miền Trung, mùa giâm hom bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 12.

Những hom giâm thừ tháng 11 trở đi được lưu lại vườn để trồng vào đầu mùa mưa năm sau. Còn ở các tỉnh phía Nam, mùa giâm hom bắt đầu từ tháng 5-6 và kết thúc vào tháng 11 là tốt nhất.


Nguyên tắc chung là giâm hom phải được thực hiện trước khi trồng rừng 3 tháng, nếu giâm hom trước quá lâu thì phải có biện pháp hãm cây.

 

6. Chăm sóc hom giâm và cây hom

- Sau khi cấy hom phải phủ nilon lên vòm khung sắt của lều giâm hom để giữ ẩm. Những ngày trời nắng gắt phải che râm hoàn toàn cho luống hom.

- Tưới ẩm cho hom giâm bằng hệ thống tưới phun bán tự động hoặc bằng bình bơm thuốc trừ sâu. Thời gian giữa hai lần phun về mùa hè cách nhau 30 phút, về mùa đông cách nhau 60 phút, thời gian phun mỗi lần là 6-10 giây.

 

- Sau khi giâm 1 tháng thì chuyển bầu hom có lá còn xanh (tức đã ra rễ) ra khỏi lều nilon, song vẫn để dưới dàn che. Trường hợp giâm hom trên cát thô thì nhổ hom đã ra rễ chuyển sang cấy vào bầu đất kích thước 6 x11 cm. Sau khi cấy phải cắm ràng ràng để che râm, nơi không có ràng ràng thì dùng cót phên để che. Khi cây đã sống ổn định thì tháo bỏ dàn che và chăm sóc cây.

 

- Định kỳ 15 ngày xới đất phá váng 1 lần, nhổ sạch cỏ, tưới thúc bằng NPK nồng độ 1% và tưới đủ ẩm tuỳ theo điều kiện thời tiết cụ thể. Phun thuốc dung dịch Benlát 0,15% hoặc Benlát-C 0,3% định kỳ 10 ngày 1 lần để phòng nấm cho cây con.

 

- Trong quá trình nuôi cây hom phải kịp thời bấm tỉa các chồi bất định, trên mỗi cây hom chỉ để một chồi phát triển.

26/10/2018 - 10:10 Xem thêm...

GIỐNG LẠC L14

1. Nguồn gốc: Giống lạc L14 do Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình phục tráng, chọn lọc, sản xuất và cung ứng.

2. Đặc điểm
- L14 cho năng suất cao và có nhiều đặc điểm nông học tốt. Giống thuộc dạng hình thực vật Spanish, thân đứng, tán gọn, chống đổ tốt, lá màu xanh đậm.
- Thời gian sinh trưởng vụ Đông xuân/vụ Xuân 115-125 ngày; Vụ Hè thu/Thu đông: 95-110 ngày (vụ thu và thu đông).
- Chiều cao thân chính 30-50 cm, quả to, eo nông, có gân quả nông, vỏ lụa màu hồng, khối lượng 100 quả 155-165 g, khối lượng 100 hạt 60-65g, tỷ lệ nhân/quả 72-73%
- Năng suất 30 - 35 tạ/ha.
- Chống chịu sâu bệnh: kháng bệnh lá (đốm nâu, đốm đen, rỉ sắt...) khá cao, kháng bệnh chết ẻo (héo xanh vi khuẩn) khá. Chịu thâm canh cho năng suất cao.
3. Kỹ thuật sản xuất
3.1. Chân đất: Thích hợp sản xuất trên chân đất thịt nhẹ và thịt pha cát.
3.2. Thời vụ, lượng giống: Căn cứ hướng dẫn lịch gieo trồng của từng địa phương để bố trí thời vụ gieo hợp lý, có thể tham khảo lịch thời vụ sau:
- Thời vụ: Đông xuân gieo từ 25/12 - 05/2; Hè thu gieo 25/5 - 10/6.
- Lượng giống: 80 - 100 kg lạc vỏ/ha. Đối với gieo trồng vụ Đông Xuân nên dùng giống lạc Hè thu hoặc lạc Thu Đông (giống liền vụ) để tiết kiệm giống, tăng mật độ gieo trồng.
3.3. Phân bón: Lượng phân bón căn cứ tính chất đất đai thổ nhưỡng và tập quán canh tác để bón phân cân đối theo tỷ lệ như sau: Vôi bột 500 - 600 kg/ha; 30 - 40 kg urê ; 40 - 60 kg Lân ; 40 – 60 kg Kaly.
Khuyến cáo: Để tiết kiệm chi phí bón phân và nâng cao hiệu quả sản xuất, nên sử dụng phân bón NPK Sao Việt chuyên dùng cho Lạc và lúa, lượng bón và cách bón theo hướng dẫn trên bao bì.
3.4. Chăm sóc: Đất luôn được giữ ẩm, tỉa dặm sớm kịp thời, bón thúc sớm, cân đối, đúng quy trình để lạc sinh trưởng tốt sớm, phát triển cân đối, ra hoa tập trung, hạn chế sâu bệnh hại.
GIỐNG LẠC L14 Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện bệnh rỉ sắt, các đối tượng sâu bệnh để phòng trừ theo hướng dẫn của cơ quan Bảo vệ thực vật địa phương.

l14

Xem thêm...

GIỐNG LẠC NĂNG SUẤT CAO SVL1

1. Nguồn gốc: Giống LẠC SVL1 do Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình chọn tạo đưa vào khảo nghiệm sản xuất từ năm 2013 - 2014. SVL1 là giống lạc năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh khá, phổ thích ứng rộng. 

2. Đặc điểm giống
- Thời gian sinh trưởng(TGST): Vụ Đông xuân/vụ Xuân 115 - 125 ngày; Vụ Hè thu/Thu đông 95 - 105 ngày.
- Chiều dài thân chính 40 - 50 cm. Sinh trưởng tốt. Cứng cây, phân cành sớm, ra hoa tập trung, vỏ quả mỏng, tỷ lệ quả 3 hạt cao 40-50%. Tỷ lệ quả non thấp 12 - 14%, vỏ hạt màu hồng tươi, khối lượng 100 hạt 55,6 - 57,5 gam, tỷ lệ nhân cao 70 - 74%.
- Giống cho năng suất cao ổn định từ 35 - 45 tạ/ha.
- Chất lượng dầu cao, thơm ngon.
- Chống chịu rét khá, kháng bệnh chết ẻo, thối đen cổ rể và bệnh rỉ sắt. Phổ thích ứng rộng, thích hợp trên chân đất thịt nhẹ và thịt pha cát.
3. Kỹ thuật sản xuất
3.1. Chân đất: Thích hợp sản xuất trên chân đất thịt nhẹ và thịt pha cát.
3.2. Thời vụ, lượng giống: Căn cứ hướng dẫn lịch gieo trồng của từng địa phương để bố trí thời vụ gieo hợp lý, có thể tham khảo lịch thời vụ sau:
- Thời vụ: Đông xuân gieo từ 25/12 - 05/2; Hè thu gieo 25/5 - 10/6.
- Lượng giống: 80 - 100 kg lạc vỏ/ha. Đối với gieo trồng vụ Đông Xuân nên dùng giống lạc Hè thu hoặc lạc Thu Đông (giống liền vụ) để tiết kiệm giống, tăng mật độ gieo trồng.
3.3. Phân bón: Lượng phân bón căn cứ tính chất đất đai thổ nhưỡng và tập quán canh tác để bón phân cân đối theo tỷ lệ như sau: Vôi bột 500 - 600 kg/ha; 30 - 40 kg urê ; 40 - 60 kg Lân ; 40 – 60 kg Kaly.
Khuyến cáo: Để tiết kiệm chi phí bón phân và nâng cao hiệu quả sản xuất, nên sử dụng phân bón NPK Sao Việt chuyên dùng cho Lạc và lúa, lượng bón và cách bón theo hướng dẫn trên bao bì.
3.4. Chăm sóc: Đất luôn được giữ ẩm, tỉa dặm sớm kịp thời, bón thúc sớm, cân đối, đúng quy trình để lạc sinh trưởng tốt sớm, phát triển cân đối, ra hoa tập trung, hạn chế sâu bệnh hại.
3.5. Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện bệnh rỉ sắt, các đối tượng sâu, bệnh để phòng trừ theo hướng dẫn của cơ quan Bảo vệ thực vật địa phương.

lacsvl12

Xem thêm...

Hình ảnh công ty

  09-18-53 lnh-do-huyen-kt-lu-sv181 146762161294310-35-26 1 1472010057758images1259190 M  H NH T I X  QU  TRUNG 1461912900211images1259449 ANH TIN 11 1461912636046IMG 0542 1453168791150

Thông tin công ty

CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH

ĐỊA CHỈ: 587 LÝ THƯỜNG KIỆT, P. BẮC LÝ, TP. ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

Điện thoại: +(84) 2322233888

Website: www.saovietquangbinh.vn; Email: quangbinhseed1989@gmail.com

Bản đồ