undefined

Giống lúa QC11

I. Nguồn gốc:

Giống lúa thuần QC11 do Công ty TNHH MTV giống cây trồng chọn tạo, sản xuất và cung ứng. Sản phẩm bản quyền đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp quyết định công nhận lưu hành  giống cây trồng số: 30/QĐ-TT-CLT, ngày 05 tháng 02 năm 2025.

II. Đặc điểm chính của giống lúa QC11:

- Thời gian sinh trưởng 95 - 100 ngày, tương đương giống Đài Thơm 8 nên phù hợp sản xuất gieo trồng được 2-3 vụ/năm.

- Chiều cao cây 97,3 - 116,1 cm, sinh trưởng tốt, đẻ nhánh khỏe và tập trung, bộ lá đứng, màu xanh đậm, cứng cây, chống đổ tốt. Bông to, xếp gié dày, nhiều hạt 141 - 154,2 hạt chắc/bông, tỷ lệ lép 5 - 7%, vỏ trấu màu vàng rơm, khối lượng 1000 hạt 20,4 - 21,9 gam, sức sống của mạ khỏe,trỗ bông tập trung, độ thoát cổ bông hoàn toàn và cứng cây, độ tàn lá muộn và khó rụng hạt.

- Năng suất trung bình đạt từ  7,5 - 8,0 tạ/ha, thâm canh cao >8,0 ta/ha.

- Chất lượng gạo: Giống lúa QC11 có tỷ lệ gạo lật:79,3 - 79,9%, tỷ lệ gạo xát: 64,5 - 67,1%, tỷ lệ D/R: 2,93 - 3,15 (thon), độ bền gel mềm, nhiệt độ hóa hồ cao, hàm lượng amylose 13,52% chất khô.

- Chất lượng cơm: Giống lúa thuần QC11 cơm có vị khá ngon (điểm 3,5), độ mềm (điểm 3,9) ở mức mềm, có mùi thơm nhẹ, khá đặc trưng (điểm 2,6) và cơm có màu trắng (điểm 4,6).

- Sâu bệnh hại: Giốnglúa thuần QC11có mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính như sau: Sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, khô vằn, bạc lábệnh đốm nâu ở mức điểm tử 0 - 3 điểm.

- Chống chịu phèn, chịu mặn 3-5 nên rất phù hợp cho các vùng sản xuất lúa tôm.

III. Yêu cầu kỹ thuật:

1. Chân đất: Thích hợp trên nhiều chân đất như cao, vàn , vàn thấp...

2. Thời vụ gieo cấy: Tùy từng địa phương, có thể tham khảo lịch thời vụ như sau:

- Vụ Đông Xuân cần bố trí gieo sạ 10 - 20/12;

- Vụ Hè Thu gieo sạ  10/5 - 20/5;

- Vụ Thu Đông gieo sạ 10/9 - 20/9.

3. Khối lượng giống cần dùng: 120-140 kg/ha.

           4. Hướng dẫn ngâm ủ:

          - Thời gian ngâm: 28 - 30 giờ, sử dụng nước sạch để ngâm. Trước khi ngâm rửa sạch thóc và cho vào chậu, vại để ngâm, sau đó cứ 5-6 giờ tiến hành thay nước 1 lần và ngâm tiếp đến khi đủ thời gian.

         - Khi hạt thóc đã no nước (ngâm đủ thời gian) thì rửa sạch, để ráo và đem ủ. Không ủ thóc trực tiếp trong những dụng cụ không thoát nước như xô, chậu, thùng xốp…

          5. Phân bón:

- Lượng phân bón cho 1 ha: Tuỳ điều kiện đất đai, thời vụ, vụ Đông Xuân bón 8 -10 tấn phân chuồng (nếu có) hoặc 1 tấn phân hữu cơ vi sinh + 110-120 kg N + 60-70 kg P2O5 + 50-60 kg K2O; Vụ Hè Thuvà vụ Thu Đông bón 8 -  10 tấn phân chuồng (nếu có) hoặc 1 tấn phân hữu cơ vi sinh  + 100-110 kg N + 60-70 kg P2O5 + 50-60 kg K2O.

- Cách bón: Nguyên tắc bón nặng đầu nhẹ cuối, bón thúc sớm cho lúa đẻ nhánh sớm, tập trung, đảm bảo được số dảnh hữu hiệu/m2.

+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng (hoặc phân hữu cơ vi sinh) + 100%P2O5 + 30% N + 20% K2O.

+ Bón thúc: Sau khi tĩa dặm xong 50% N + 30% K2O.

+ Bón đón đòng: Khi lúa đứng cái (trước trổ 20-23 ngày), bón hết lượng phân còn lại.

Lưu ý: Có thể không sử dụng phân đơn mà thay thế sử dụng NPK tổng hợp để bón nhưng cần đảm bảo liều lượng và thời kỳ bón như khuyến cáo sử dụng của nhà sản xuất.

6. Chăm sóc:

- Sau gieo cấy từ 1-3 ngày tiến hành phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm hoặc sau 7-10 ngày phun thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm theo quy định đã được hướng dẫn trên mỗi toa nhãn của nhà sản xuất (thuốc tiền nảy mầm như DiBuTa, Sofit; Thuốc hậu nảy mầm như Sơn trà, Sunlife..)

- Sau khi phun thuốc tiền nảy mầm 2-3 ngày cho nước vào tráng ruộng, điều tiết mực nước trong ruộng theo sự phát triễn của cây lúa.

- Dặm tỉa: Tiến hành dặm tỉa sớm 2,5-3 lá hoặc 15-20 ngày sau gieo;

- Điều tiết nước: Trong quá trình sinh trưởng của cây lúa phải đảm bảo mực nước trong ruộng 3-5cm, cuối thời kỳ lúa đẻ nhánh rút nước, phơi ruộng 5-7 ngày (Hạn chế lúa đẻ nhánh lai rai, giúp bộ rể ăn sâu tránh đổ ngã về sau). Thời kỳ lúa làm đồng đến chín sữa tăng mực nước trong ruộng 7-10cm. Trước thu hoạch 7-10 ngày tháo cạn nước để dể thu hoạch.

7. Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại chính như bệnh đạo ôn, khô vằn, sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu,... theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn tại địa phương.

8. Thu hoạch và bảo quản: Khi ruộng lúa chín 85 - 90% tiến hành thu hoạch, không nên phơi thóc lúc nhiệt độ quá cao hạt gạo dễ bị gãy, giảm tỷ lệ gạo nguyên khi xay xát, ảnh hưởng đến chất lượng gạo. Muốn bảo quản lúa lâu nên phơi lúa đến độ ẩm 12%-12,5%. 

Hình ảnh công ty

  09-18-53 lnh-do-huyen-kt-lu-sv181 146762161294310-35-26 1 1472010057758images1259190 M  H NH T I X  QU  TRUNG 1461912900211images1259449 ANH TIN 11 1461912636046IMG 0542 1453168791150

Thông tin công ty

CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH

ĐỊA CHỈ: 587 LÝ THƯỜNG KIỆT, P. BẮC LÝ, TP. ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

Điện thoại: +(84) 2322233888

Website: www.saovietquangbinh.vn; Email: quangbinhseed1989@gmail.com

Bản đồ