1. Nguồn gốc: Giống lúa thơm SV181 ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng gạo thơm ngon, thích ứng rộng được Bộ NN&PTNT công nhận giống quốc gia năm 2017. Giống lúa SV181 là sản phẩm bản quyền của công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình (MSP: 8938550199016).
2. Đặc điểm giống
- Thời gian sinh trưởng: ngắn ngày, cụ thể cho các vùng như sau:
- Giống SV181 thấp cây, chiều cao 95 - 105 cm, sinh trưởng tốt, cứng cây, thân to, chống đổ tốt, đẻ nhánh khá, bộ lá đứng màu xanh nhạt. Bông to, trổ thoát, xếp gié, xếp hạt dày, số hạt/bông 160–180 hạt. Tỷ lệ lép thấp 10 - 14%, dạng hạt dài bầu, vỏ trấu vàng sáng, khối lượng 1000 hạt 23 - 24gam.
- Giống cho năng suất cao ổn định từ 75 - 90 tạ/ha.
- Chất lượng gạo cao, thơm ngon, gạo trong ít bạc bụng, cơm mềm, vị đậm, có mùi thơm.
- Chống chịu rét khá, chịu thâm canh, chống đổ ngã tốt.
- Giống có phổ thích ứng rộng, phù hợp sản xuất các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên. Thích hợp sản xuất 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu trên nhiều chân đất.
3. Hướng dẫn sản xuất
3.1. Chân đất: Thích hợp trên nhiều chân đất khác nhau.
3.2. Thời vụ:
Theo hướng dẫn của mỗi địa phương, có thể tham khảo lịch thời vụ như sau:
- Khu vực Bắc bộ đến Nghệ An: Vụ Xuân gieo 25/1 - 10/2 cấy tuổi mạ 3-3,5 lá, nếu gieo mạ dược cấy tuổi mạ 4- 4,5 lá. Vụ Hè Thu gieo 20/5-10/6, cấy tuổi mạ 12 -15 ngày. Mật độ cấy 50- 55 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm. Lượng giống cần cho 1ha: 40- 45 kg.
- Khu vực Hà Tĩnh- Thừa Thiên Huế: vụ Đông Xuân gieo sạ từ 5/2-15/2, vụ Hè Thu gieo 25/5- 10/6. Lương giống cần cho 1ha: 80 - 90 kg.
- Khu vực Duyên hải Nam trung bộ và Tây nguyên: Vụ Đông Xuân gieo sạ 5-20/1, vụ Hè Thu gieo 20/5- 5/6.
3.3. Phân bón: Giống lúa SV181 là giống ngắn ngày, để đạt năng suất cao cần bón phân cân đối, bón thúc sớm, bón tập trung thời kỳ đầu của cây lúa. Lượng phân bón căn cứ tính chất đất đai thổ nhưỡng và tập quán canh tác để bón phân cân đối theo tỷ lệ: 90 - 110 N, 70 - 80 P2O5, 70 - 80 K2O.
Khuyến cáo: Nên sử dụng phân bón NPK Sao Việt chuyên dùng cho lúa, lượng bón và cách bón theo hướng dẫn trên bao bì.
3.4. Chăm sóc: Điều tiết nước theo từng giai đoạn phát triển của lúa, tỉa dặm kịp thời, bón thúc sớm cho lúa đẻ sớm và tập trung, phát triển cân đối, phải đảm bảo đủ nước khi lúa trỗ để hạn chế tỷ lệ lép.
3.5. Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ bệnh kịp thời theo hướng dẫn của cơ quan Bảo vệ thực vật địa phương.