I - Đặc điểm giống:
- Là giống lúa thuần, ngắn ngày, năng suất, chất lượng cao, do công ty cổ phần giống nông nghiệp Quốc tế lai tạo, Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình sản xuất và cung ứng
- Thời gian sinh trưởng:
+ Miền Bắc: Vụ Xuân 128 - 135 ngày, vụ Mùa 104 - 106 ngày;
+ Miền trung – Tây Nguyên: Đông xuân: 120 ± 5 ngày; Hè thu : 95 – 100 ngày;
- Đẻ nhánh khá, lá đòng thẳng, cứng cây. Trỗ bông tập trung, bông to dài (trung bình > 250 hạt chắc/ bông); Sạch sâu bệnh, cứng cây và chống đổ tốt; Năng suất trung bình đạt 70-75 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt > 80 tạ/ha; Tỷ lệ gạo xay xát đạt xấp xỉ 70 %. Gạo dài trong, mùi cơm thơm nhẹ, vị đậm, mềm dai. Thị trường rất ưa chuộng và tiêu thụ mạnh.
II – Tóm tắt kỹ thuật canh tác
1. Thời vụ: (Nên căn cứ theo lịch thời vụ của từng địa phương)
Đối với Miền Bắc: Vụ Xuân gieo 20/1 - 5/2, cấy khi mạ đạt 3 - 3,5 lá đối với mạ nền, 4,0 - 4,5 lá đối với mạ dược; Vụ Mùa gieo 05/6 – 30/6, cấy mạ nền 3 – 3,5 lá; mạ dược 12 - 14 ngày;
Đối với các vùng khác: Tùy theo điều kiện thủy lợi và đặc thù thời vụ để áp dụng như các giống có cùng thời gian sinh trưởng.
- Mật độ cấy 40 - 45 khóm/m2, 2 - 3 dảnh/khóm. Cấy nông tay để lúa đẻ nhánh thuận lợi, trỗ tập trung, cho năng suất cao; 1 sào 360 m2 lúa cấy cần 1,2 – 1,5 kg giống.
Gieo thẳng và sạ hàng: Thời vụ gieo thẳng muộn hơn so với gieo mạ cấy từ 5 - 7 ngày. Lượng giống cần: Miền Bắc 50 – 60 kg/ha; Miền trung Tây nguyên: 100-120kg/ha. Nếu sạ tay, cần sạ nhiều lượt cho đều.
2. Phương pháp ngâm ủ: Hạt giống khi mở bao được phơi ngoài nắng nhẹ vài giờ, đổ ngập nước sạch, vớt lép lửng, ngâm khoảng 28 - 36 giờ, tùy vụ. Trong thời gian ngâm, cứ 4 - 6 giờ phải đãi chua và thay nước. Khi hạt thóc đã hút đủ nước, đãi sạch, để ráo rồi đem ủ. Trong quá trình ủ, thường xuyên kiểm tra, nếu hạt thóc khô phải tưới thêm nước; nếu nhiệt độ đống ủ quá nóng phải nhanh chóng đảo để hạ nhiệt. Khi hạt thóc ra mầm và rễ đều, thì đem gieo. Đối với giống mới thu hoạch, chưa hết thời gian ngủ nghỉ(theo thông báo trên bao bì) phải thực hiện phá ngủ theo hướng dẫn.
- 3. Phân bón:
- a) Nếu sử dụng phân đơn:
- Phân chuồng: 400-500kg/sào 500 m2
- Đạm Ure: 10-12kg/sào 500 m2
- Super lân: 28-35kg/sào 500 m2
- Kaliclorua: 9-10kg/sào 500 m2
Cách bón: +) Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân và 40 % Urê
+) Thúc lần 1 (khi lúa bén rễ hồi xanh): 40 % Urê, + 50% KCl
+) Thúc đòng: 20% Urê + 50 % KCL
b) Nếu sử dụng phân tổng hợp: Khuyến khích sử dụng phân tổng hợp NPK Sao Việt (SVL1, SVL2, SVL3) chuyên dùng cho lúa để bón theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
- 4. Phòng trừ sâu bệnh
Sử dụng thuốc trừ cỏ đúng chủng loại và đúng các thời kỳ sinh trưởng của lúa. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm sâu bệnh và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của cơ quan BVTV địa phương.
- 5. Thu hoạch:
Là giống cho chất lượng gạo ngon. Vì vậy, nên thu hoạch khi lúa chín sinh lý (85 % số hạt/ bông chuyển vàng). Không phơi quá mỏng trên nền bê tông (tốt nhất phơi trên bạt hoặc cót) để giữ chất lượng gạo tốt nhất. Gạo mới thu hoạch, khi nấu cơm, cần cho ít nước.
Chú ý: +) Bảo quản nới khô ráo, thoáng mát;
+) Hạt giống đã được xử lý thuốc, không được cho người và súc vật ăn
QSC – Cùng tạo dựng nền nông nghiệp Việt: Sạch – Bền vững